Nghĩa
tình thái của câu tiếng Việt và việc vận dụng trong dạy học Ngữ văn do TS.
Nguyễn Thị Nhung thực hiện là công trình Việt ngữ học đầu tiên nghiên cứu hệ
thống về nghĩa tình thái chủ quan của câu tiếng Việt và việc vận dụng nghĩa tình
thái chủ quan của câu vào dạy học Ngữ văn. Chuyên luận đã tổng quan một cách hệ
thống tình hình nghiên cứu lí luận về tình thái, các phương tiện biểu thị tình
thái và việc ứng dụng nghĩa tình thái. Từ đó tác giả đã nêu lên quan niệm của
mình về nghĩa tình thái của câu tiếng Việt: "Nghĩa tình thái là một bộ phận
nghĩa của câu giúp biến nội dung mệnh đề ở thế tiềm năng trở thành các phát ngôn
khi giao tiếp. Nó bao gồm tất cả những gì mà nguời nói thể hiện kèm theo nội
dung mệnh đề khi thực hiện một câu nói, nhằm biểu thị quan hệ của điều được nói
đến trong câu với hiện thực khách quan; biểu thị nhận thức, sự đánh giá, cảm xúc
của nguời nói với điều được nói đến trong câu và mong muốn, thái độ của nguời
nói với nguời nghe". Vận dụng các phương pháp nghiên cứu thích hợp, tác giả đã
đề xuất các tiêu chí phân loại nghĩa tình thái của câu tiếng Việt thành một hệ
thống bao gồm hai bộ phận: nghĩa tình thái chủ quan và nghĩa tình thái khách
quan. Nghĩa tình thái chủ quan gồm hai nhóm nghĩa. Nhóm nghĩa thứ nhất là tình
thái biểu thị quan hệ giữa người nói với điều được nói đến, gồm nghĩa tình
thái nhận thức, nghĩa tình thái
đánh giá và nghĩa tình thái cảm xúc. Nhóm nghĩa thứ hai là nghĩa tình thái biểu
thị quan hệ giũa nguời nói và ngừời nghe, gồm nghĩa tình thái đạo lí và nghĩa
tình thái thái độ. Năm loại nghĩa tình thái chủ quan này được tác giả mô tỏ,
phân tích cụ thể và kĩ càng, giúp người đọc thấy rõ được các loại nghĩa tình
thái và các đặc trưng của chúng về các sắc thái, tính chủ quan, phương tiện và
cách thức biểu hiện.
Tìm
hiểu nghĩa tình thái chủ quan của câu tiếng Việt là tìm hiểu sự nhận thức, đánh
giá, những tình cảm, cảm xúc của người Việt với những điều được nói tới, cũng
như tìm hiểu quan hệ, thái độ của người nói đối với người nghe, những sự áp đặt
hành động của người nói với người nghe hay với chính mình trên cơ sở tính hợp
thức về đạo đức hay các chuẩn mực xã hội. Tác giả đã vận dụng những kết quả
nghiên cứu nghĩa tình thái để tìm hiểu nghĩa tình thái chủ quan của câu tiếng
Việt trong các van ban van học giảng dạy ở trường trung học phổ thông. Đây là
một ứng dụng có hiệu qua kết qua nghiên cứu, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề
lí luận chung về nghĩa tình thái, đồng thời cụ thể hoá các biểu hiện và tác dụng
của nghĩa tình thái chủ quan thể hiện ở câu tiếng Việt. Vì vậy, có thể khẳng
định rằng sự tìm hiểu nghĩa tình thái chủ quan của câu tiếng Việt trong các văn
bản văn học giảng dạy ở trường trung học phổ thông có tác dụng thiết thực với
việc dạy - học tiếng Việt, giảng dạy văn học cũng như việc bảo tồn văn hoá và
giáo dục đạo đức cho học sinh.